Địa Chỉ Tầng 12 toà nhà Diamond Flower, số 48 Lê Văn Lương, khu đô thị mới N1, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Mã vạch là sự thể hiện thông tin trong các dạng nhìn thấy trên các bề mặt của sản phẩm qua những con số mã hóa mà máy móc có thể đọc được.

Tìm hiểu về mã số mã vạch

Mã vạch sản phẩm là gì?

Rất nhiều người đặt ra câu hỏi “mã vạch sản phẩm là gì”, dán lên sản phẩm thì có công dụng gì không. Thực chất, mã vạch sản phẩm là một dãy con số dùng để phân định hàng hoá, áp dụng trong quá trình luân chuyển hàng hoá từ người sản xuất, bán buôn, lưu kho, phân phối và bán lẻ tới người tiêu dùng. Nếu thẻ căn cước giúp ta phân biệt người này với người khác thì mã số hàng hoá là "thẻ căn cước" của hàng hoá, giúp ta phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hoá khác nhau.

Nguyên thủy thì mã vạch lưu trữ dữ liệu theo bề rộng của các vạch được in song song cũng như của khoảng trống giữa chúng, nhưng ngày nay chúng còn được in theo các mẫu của các điểm, theo các vòng tròn đồng tâm hay chúng ẩn trong các hình ảnh. Mã vạch có thể được đọc bởi các thiết bị quét quang học gọi là máy đọc mã vạch hay được quét từ hình ảnh bằng các phần mềm chuyên biệt.

Định nghĩa dễ hiểu nhất về mã vạch thì chúng là một giải pháp nhằm tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản lý hàng hóa với một loại mã hiệu đặc biệt.

Có bao nhiêu loại mã vạch?

Mã vạch là hình ảnh gần như qúa quen thuộc với người tiêu dùng Việt, chúng như một đạo quân có mặt ở khắp mọi nơi trên thị trường. Tuy nhiên, không phải ai nhìn thấy mã vạch cũng có sự hiểu biết nhất định, nhiều người còn nghĩ mã vạch chỉ là cái “vô thưởng vô phạt”, có cũng tốt, mà không có cũng chẳng sao. Nhưng thực chất không phải như vậy, mã vạch có nhiều loại mà và chúng mang những vai trò khác nhau.

Tùy theo dung lượng thông tin, dạng thức thông tin được mã hóa cũng như mục đích sử dụng mà người ta chia ra làm rất nhiều loại mã vạch, trong đó các dạng thông dụng trên thị trường mà ta thấy gồm UPC, EAN, Code 39, Interleaved 2 of 5, Codabar và Code 128.

Ngoài ra, trong 1 số loại mã vạch người ta còn phát triển làm nhiều Version khác nhau, có mục đích sử dụng khác nhau, thí dụ UPC có các version là UPC-A, UPC-B, UPC-C, UPC-D và UPC-E; EAN có các version EAN-8, EAN-13, EAN-14, Code 128 gồm Code 128 Auto, Code 128-A, Code 128-B, Code 128-C.

Mã vạch EAN và UPC

UPC ( Universal Product Code)

UPC là 1 loại ký hiệu mã hóa số được ngành công nghiệp thực phẩm ứng dụng vào năm 1973. Ngành công nghiệp thực phẩm đã phát triển hệ thống này nhằm gán mã số không trùng lặp cho từng sản phẩm. Người ta sử dụng UPC như  “giấy phép bằng số” cho các sản phẩm riêng lẻ.

UPC gồm có 2 phần: phần mã vạch mà máy có thể đọc được và phần số mà con người có thể đọc được. Số của UPC gồm 12 ký số, không bao gồm ký tự. Đó là các mã số dùng để nhận diện mỗi một sản phẩm tiêu dùng riêng biệt. Hiện tại mã UPC vẫn còn đang sử dụng ở Hoa Kỳ và Bắc Mỹ.

EAN (European Article Number)

EAN là bước phát triển kế tiếp của UPC. Về cách mã hóa nó cũng giống hệt như UPC nhưng về dung lượng lại gồm 13 ký số trong đó 2 hoặc 3 ký số đầu tiên là mã quốc gia, dùng để biểu thị cho nước xuất xứ.

Cấu tạo của mã vạch

Trong hệ thống mã số EAN có hai loại mã

  • Mã số mã vạch 13 con số (EAN-13)
  • Mã số mã vạch 8 con số ( EAN-8)

Cấu tạo của mã số mã vạch

Nhìn vào hình ảnh mã vạch minh họa bên trên ta có bảng cấu tạo mã số mã vạch EAN-13 (loại mã số thông dụng nhất) như sau:

                                                Mã số EAN gồm 13 con số cấu tạo từ trái sang phải

Mã quốc gia

 - Ba con số đầu

 -  Để đảm bảo tính thống đơn nhất mã quốc gia phải được cấp bởi tổ chức mã số vật phẩm quốc tế cho các quốc gia thành viên. Mã quốc gia của Việt Nam là 893.

Mã doanh nghiệp

 - Từ 4 - 6 chữ số tiếp theo

 - Do tổ chức mã số vật phẩm quốc gia cấp cho các nhà sản xuất, doanh ghiệp là thành viên của họ. Oử Việt Nam, mã doanh nghiệp do EAN Việt Nam cấp.

Mã sản phẩm

 - Từ 3 - 5 chữ số tiếp theo

 - Doa nhà sản xuất tự quy định cho hàng hóa của mình sao cho tuân thủ quy định, mỗi Mặt hàng là một mã, không được có sự nhầm lẫn.

Số kiểm tra C

 - Số cuối cùng

 - Là số bất kì được tính phụ thuộc vào 12 con số trước đó. Nó có tác dụng kiểm tra sự chính xác của 12 con số nói trên

Công dụng của mã số mã vạch

Mã vạch được sử dụng ở những nơi mà các đồ vật cần phải đánh số với các thông tin liên quan để các máy tính có thể xử lý. Thay vì việc phải đánh một chuỗi dữ liệu vào phần nhập liệu của máy tính thì người thao tác chỉ cần quét mã vạch cho thiết bị đọc mã vạch. Chúng cũng làm việc tốt trong điều kiện tự động hóa hoàn toàn.

Sử dụng mã số mã vạch trên hàng hoá mang lại nhiều lợi ích, lợi ích lớn nhất của việc áp dụng mã số mã vạch trong bán hàng đó chính là:

  • Tăng năng suất: nhanh chóng tính tiền, làm hóa đơn phục vụ khách hàng;
  • Tiết kiệm: sử dụng ít nhân lực, tốn ít thời gian trong khâu kiểm kê, tính toán;
  • Chính xác: nhờ mã vạch, người ta phân biệt chính xác các loạl hàng hóa mà có khi bằng mắt thường ta thấy chúng rất giống nhau, tránh nhầm lẫn khi tính giá, phục vụ khách hàng tốt hơn.
  • Người dùng xem mã vạch sản phẩm để truy xuất thông tin.

Cách sở hữu mã số mã vạch

Để có mã số mã vạch trên sản phẩm doanh nghiệp có thể đăng ký mã vạch tại tổ chức cấp mã quốc tế GS1 hoặc tại các đơn vị cấp mã tư nhân có thẩm quyền. Hiện tại iCheck đang cung cấp cả hai dịch vụ liên quan tới đăng ký mã vạch. Doanh nghiệp có thể thông qua iCheck để đăng ký mã lên GS1 hoặc đăng ký mã vạch nội bộ của iCheck.

Mọi chi tiết liên hệ xin tìm tới Công ty cổ phần iCheck

Địa chỉ: Số 50, Ngõ 125 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội

Số điện thoại:  090.219.5488

Email : cskh@icheck.vn

Với nhiều lợi ích từ việc đăng ký mã số mã vạch thì các doanh nghiệp hãy nhanh chóng tìm hiểu thủ tục đăng ký mã để kiểm soát một cách tốt nhất số lượng sản phẩm của mình và đem lại lợi nhuận tối ưu cho công ty.

Bình luận
Gửi ảnh Gửi
Chưa có bình luận
Mới nhất Quan tâm nhất
0 10 1