Địa Chỉ Tầng 12 toà nhà Diamond Flower, số 48 Lê Văn Lương, khu đô thị mới N1, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
​​​​​​​Mã số mã vạch không phải có một loại như nhiều người vẫn nghĩ và để có mã vạch trên sản phẩm cũng không chỉ đơn thuần in một miếng dán rồi gắn lên.

 

Có những loại mã số mã vạch nào, làm sao để có mã vạch trên sản phẩm?

Có bao nhiêu loại mã số mã vạch?

Các loại mã số GS1 gồm:

  • Mã địa điểm toàn cầu GLN;
  • Mã thương phẩm toàn cầu GTIN;
  • Mã conenơ vận chuyển theo xêri SSCC;
  • Mã toàn cầu phân định tài sản GRAI & GIAI;
  • Mã toàn cầu phân định quan hệ dịch vụ GSRN;
  • Mã toàn cầu phân định loại tài liệu GDTI và một số loại mã đặc thù khác;

 Các loại mã vạch thể hiện các loại mã số GS1:

Mã vạch thể hiện mã số thương phẩm toàn cầu: EAN 8, EAN 13, ITF 14;

Mã vạch thể hiện các loại mã số khác là mã vạch GS1-128;

Ngoài ra còn có mã giảm diện tích: databar, mã QR…

Dựa vào rất nhiều tiêu chí từ nhu cầu sử dụng, tính năng của mỗi loại, độ phù hợp của mỗi loại trong các lĩnh vực khác nhau mà mã vạch dược chia tành nhiều nhóm. Trong đó các dạng mã vạch mà ta hay bắt gặp là UPC, EAN, Code 39,interleaveaved 2 of 5, chúng ta cùng đi tìm hiểu từng loại một.

Interleaveaved 2 of 5

Interleaved 2 of 5 là một lọai mã vạch chỉ mã hóa ký số chứ không mã hóa ký tự. Ưu điểm của Interleaved 2 of 5 là nó có độ dài có thể thay đổi được và được nén cao nên có thể lưu trữ được nhiều lượng thông tin hơn trong một khỏang không gian không lớn lắm

Theo 2 mẫu trên, ta thấy rằng cùng 1 tỷ lệ barcode, khi lưu 20 ký số vào trong Interleaved 2 of 5, ta được 1 ký hiệu barcode nhỏ gọn bằng 1/2 so với khi lưu 20 ký số vào trong Code 39.

Mã UPC

Mã vạch UPC-A là loại mã vạch sử dụng phổ biến ở Bắc Mỹ cho đến hiện nay. Mã vạch UPC-A có thể tìm thấy trên rất nhiều chủng loại hàng hóa tiêu dùng trong các siêu thị hay cửa hàng cũng như trên sách, báo, tạp chí. Do vậy đôi khi người ta gọi chúng là "mã vạch UPC". Điều này thực ra không chính xác do các loại mã vạch UPC khác cũng tồn tại (chẳng hạn UPC-E, UPC bổ sung 2 số, UPC bổ sung 5 số v.v).

UPC-A mã hóa dữ liệu là một chuỗi 11 số (có giá trị từ 0 đến 9) và có một số kiểm tra ở cuối để tạo ra một chuỗi số mã vạch hoàn chỉnh là 12 số. Do vậy mới có từ EAN.UCC-12. Phần mã vạch mà máy có thể đọc được và phần số mà con người có thể đọc được. Số của UPC gồm 12 ký số, không bao gồm ký tự.

Đó là các mã số dùng để nhận diện mỗi một sản phẩm tiêu dùng riêng biệt. UPC ta thấy tổng cộng gồm 12 ký số: Một mã UPC được cấu tạo từ mã nhà sản xuất, mã sản phẩm, số kiểm tra Mã nhà sản xuất: mã sản xuất là 5 số đầu tiên từ 00000 đến 99999 ( tương đương với công ty có 100.000 mặt hàng) mã sản xuất do hội đồng UCC cấp cho các công ty có mặt hàng muốn sử dụng mã UPC.

Tuy nhiên không phải công ty nào cũng có nhiều mặt hàng như vậy Mã sản phẩm: Cũng giống với mã sản xuất, mã sản phẩm gồm 5 số từ 00000 đến 99999. Nếu mã nhà sản xuất quá dài thì mã sản phẩm sẽ bị hạn chế lại.

Nếu công ty có nhiều hơn 100.000 loại mặt hàng sẽ xin UCC cấp thêm mã nhà sản xuất khác. Số kiểm tra, được tính như EAN-13 với bổ sung thêm một số 0 vào trước chuỗi số của mã vạch UPC-A.

Có những loại mã số mã vạch nào, làm sao để có mã vạch trên sản phẩm?

Mã EAN

EAN là bước phát triển kế tiếp của UPC. Về cách mã hóa nó cũng giống hệt như UPC nhưng về dung lượng nó gồm 13 ký số trong đó 2 hoặc 3 ký số đầu tiên là ký số “mốc”, dùng để biểu thị cho nước xuất xứ. Các ký số này chính là “mã quốc gia” của sản phẩm được cấp bởi Tổ chức EAN quốc tế (EAN International Organization)

EAN này được gọi là EAN-13 để phân biệt với phiên bản EAN-8 sau này gồm 8 ký số.

Ví dụ với mã số: 893 123456789 7, có thể phân chia như sau:

  • 893 - Mã quốc gia Việt Nam
  • 123456789 - 9 ký số này được phân chia làm 2 cụm: cụm mã nhà sản xuất có thể 4, 5 hoặc 6 ký số tùy theo được cấp, cụm còn lại là mã mặt hàng.
  • 7 - Mã kiểm tra tính chính xác của toàn bộ số EAN.

Vì EAN phát triển với mã quốc gia nên nó được sử dụng trên những sản phẩm lưu thông trên toàn cầu. Các tiêu chuẩn của EAN do Tổ chức EAN quốc tế quản lý. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp muốn sử dụng được mã EAN trên sản phẩm của mình, phải là thành viên của Tổ chức Mã Số Mã Vạch Việt Nam, gọi tắt là EAN Việt Nam, để được cấp mã số doanh nghiệp.

Code 39

Code 39 đã khắc phục hết nhược điểm của UPC và EAN là dung lượng có giới hạn và chỉ mã hóa được số. Code 39 được phát triển sau UPC và EAN là ký hiệu chữ và số thông dụng nhất. Nó không có chiều dài cố định như UPC và EAN do đó có thể lưu trữ nhiều lượng thông tin hơn bên trong nó.

Đặc điểm của code 39

  • Chủ yếu được sử dụng trong hậu cần để mã hóa các định danh cụ thể ứng dụng.
  • Phiên bản tiêu chuẩn có thể mã hóa số 0-9, chữ hoa AZ, ký hiệu -. $ / +% Và khoảng trắng.
  • Hỗ trợ nội dung dữ liệu chiều dài thay đổi.
  • Tỷ lệ thu hẹp đến rộng thanh từ 1: 2 đến 1: 3 được hỗ trợ. 1: 2,5 được khuyến khích.
  • Theo mặc định, không kiểm tra tổng kiểm tra.
  • Nó đã được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO / IEC 16388.

Code 39

Làm sao để có mã vạch trên sản phẩm?

Khi doanh nghiệp có nhu cầu dán mã vạch cho sản phẩm có thể đăng ký mã vạch tại tổ chức cấp mã quốc tế GS1, iCheck có hỗ trợ doanh nghiệp các thủ tục đăng ký mã tại GS1. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể đăng ký mã vạch nội bộ truy xuất thông tin của iCheck.

Mã nội bộ iCheck là một loại mã tạo theo quy tắc của iCheck không phải mã vạch quốc tế nên chỉ có thể truy xuất thông tin bằng app iCheck Scanner.

Khi đăng ký mã nội bộ tại công ty cổ phần iCheck, doanh nghiệp sẽ được hưởng những ưu đãi từ khi bắt đầu cho tới lúc kết thúc hợp đồng, cụ thể:

  • Doanh nghiệp được tư vấn miễn phí về thủ tục và cách thức tham gia, chi phí hợp lý.
  • Khi có mã số mã vạch doanh nghiệp có thể kiểm kê hàng hóa tự động, tiết kiệm rất nhiều thời gian và nhân lực.
  • Có thể kết hợp với iCheck để đăng thông tin sản phẩm.
  • iCheck giúp minh bạch thông tin, nguồn gốc, chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
  • Mã vạch phục vụ bán hàng tự động khi doanh nghiệp có nhu cầu đưa sản phẩm của mình vào hệ thống bán lẻ như siêu thị, trung tâm thương mại.
  • Dễ dàng truy xuất thông tin sản phẩm ngay cả khi doanh nghiệp chưa đăng ký mã số mã vạch với tổ chức GS1
  • Tạo QR code Marketing nhanh chóng, dễ dàng
  • Doanh nghiệp sẽ được cung cấp một tài khoản quản trị với các chức năng như :Tùy chỉnh thông tin sản phẩm, trả lời bình luận người tiêu dùng trên app iCheck, nhận dữ liệu thống kê về sản phẩm: số lượt quét/ thích/ bình luận sản phẩm. Từ đó phân tích nhu cầu thị trường và đưa ra chiến lược phù hợp.

Hầu như tất cả các doanh nghiệp ngày nay đều đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm. Khi có mã vạch, doanh nghiệp có thể kiểm kê, quản lý hàng hóa một cách khoa học, cũng có thể hỗ trợ người dùng truy xuất thông tin sản phẩm, kiểm tra nguồn gốc xuất xứ. Chỉ một giải pháp những đem lại quá nhiều lợi ích, đó là lý do vì sao mã vạch phổ biến như hiện nay.

Bình luận
Gửi ảnh Gửi
Chưa có bình luận
Mới nhất Quan tâm nhất
0 10 1