Ba Lan có mã số quốc gia là bao nhiêu?
Mã số mã vạch từ lâu đã là căn cước của hàng hóa, sản phẩm nếu muốn được người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng thì hầu hết chúng phải được đăng ký mã số mã vạch. Mã vạch thường có công dụng để kiểm tra và đối chiếu độ chính xác của các thông tin ghi trên sản phẩm khi cảm thấy nghi ngờ. Đối với các sản phẩm không ghi rõ “Made in ..., Made by ...” hoặc ghi bằng ngôn ngữ quốc gia không đọc được thì việc dùng mã vạch để xác định thông tin là cần thiết.
Mỗi một mã số mã vạch được cấu tạo bởi những thành phần chính bao gồm:
- 3 số đầu là mã quốc gia
- 4-5 số tiếp là mã doanh nghiệp
- 3-4 số liền tới là mã hàng hóa ( được đo bằng số lượng hàng hóa của mỗi doanh nghiệp
- Số cuối cùng là số kiểm tra bất kỳ.
Theo đó, đối chiếu 3 số đầu của mã vạch - tra trong bảng mã vạch. Nếu 3 chữ số đầu là 893 thì là mặt hàng được sản xuất ở Việt Nam, nếu là 690, 691, 692, 693 đây là mặt hàng của Trung Quốc, mã 880 là của Hàn Quốc, 471 là hàng của Đài Loan còn 590 là của Ba Lan.
Hiện nay người tiêu dùng có thể kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhanh chóng bằng cách tra cứu mã số mã vạch qua ứng dụng check mã iCheck Scanner. Tuy việc check mã vạch sản phẩm không có tác dụng phân biệt hàng thật, giả bởi ngày nay các công nghệ làm hàng fake tinh vi đã có thể làm giả mã vạch. Mặc dù vậy, việc sử dụng app kiểm tra để kiểm tra mã vạch đối với các sản phẩm chất lượng, chính hãng vẫn có tác dụng cung cấp cho bạn các thông tin cơ bản về nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng để bạn hiểu sản phẩm mà mình đang sử dụng cũng như yên tâm về sản phẩm đó hơn.
Một số lưu ý khi kiểm tra mã vạch sản phẩm
Nên tra cứu mã số mã vạch để kiểm tra, đối chiếu độ chính xác các thông tin ghi trên sản phẩm khi cảm thấy không tin tưởng. Với các sản phẩm không ghi “Made in …, Made by …” hoặc ghi bằng ngôn ngữ quốc gia không đọc được, việc dùng mã vạch để xác định thông tin là rất cần thiết.
Mã vạch do cơ quan có thẩm quyền cấp tương ứng với từng sản phẩm, nhìn chung là 1 dấu hiệu khó làm giả. Tuy nhiên không có gì tuyệt đối, trong thực tế với kỹ thuật ngày càng tinh vi nhiều loại hàng hóa được làm giả, làm nhái “từ đầu đến chân” không bỏ sót 1 chi tiết nào thì mã vạch cũng không phải là ngoại lệ.
Do đó ngoài mã vạch khi kiểm tra hàng hóa ta cần chú ý đến các yếu tố khác như kiểm tra hóa đơn chứng từ, tem chống hàng giả, thông tin nhãn phụ bằng tiếng việt đối với hàng hóa nhập khẩu, hình thức sản phẩm, độ bóng, đẹp, sắc cạnh của các đường viền, logo, vỏ bao bì, nội dung, bố cục, thông tin sản phẩm phải được ghi chi tiết, rõ ràng. Đó chỉ là những bước kiểm tra ban đầu, đối với những vụ việc phức tạp thì cần liên hệ với các công ty chủ thể quyền và các cơ quan chức năng khác để phối hợp giám định, xác minh làm rõ.
Mặc dù là không có luật nào bắt bạn phải có một mã số vạch, nhưng hầu hết các đại lý bán lẻ và các nhà phân phối đều bắt buộc bạn phải có một mã số vạch vì mục đích kiểm kê và ghi chép sổ sách. Nếu bạn có một sản phẩm có nguy cơ cao bị giống nhau, bạn có thể tạo ra mã vạch của riêng của bạn có chứa những thông tin cụ thể để đảm bảo rằng nó là một sản phẩm chính hãng, hợp pháp và an toàn.