Cách hiểu về mã số mã vạch
Mã vạch sản phẩm bao gồm hai phần là mã số và mã vạch.
Mã số là một dãy các chữ số nguyên dùng để phân định vật phẩm, địa điểm, tổ chức. Trong đó có các số dùng để chứng minh xuất xứ hàng hóa (đây là sản phẩm do công ty nào sản xuất, thuộc quốc gia nào?). Mỗi mã số của hàng hóa là con số duy nhất đặc trưng cho hàng hóa. Mỗi loại hàng hóa sẽ được nhận diện bởi một dãy số và mỗi dãy số chỉ tương ứng với một loại hàng hóa. Bản thân mã số chính là một dãy số đại diện cho hàng hóa.
Mã vạch là một dãy các vạch thẫm song song và các khoảng trống xen kẽ để thể hiện mã số sao cho máy quét có thể đọc được. Máy quét này là một máy thu nhận hình ảnh của mã vạch in trên các bề mặt và chuyển thông tin chứa trong mã vạch đến máy tính hay các thiết bị cần thông tin này và mã vạch được giải mã thành dãy số một cách tự động, gọi ra tệp dữ liệu liên quan đến hàng hóa đang lưu trữ trong cơ sở dữ liệu về sản phẩm hàng hóa. Máy quét mã vạch thường có một nguồn sáng kèm theo thấu kính để hội tụ ánh sáng lên mã vạch rồi thu ánh sáng phản xạ về một cảm quang chuyển hóa tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại mã vạch khác nhau, trong mỗi mã vạch người ta lại chia thành nhiều Version khác nhau có mục đích sử dụng khác nhau. Ví dụ: UPC (UPC-A, UPC-B, UPC-C…); EAN (EAN-8, EAN-13, EAN-14); Code 128 (Code 128 Auto, Code 128-A..)…..Hầu hết hàng hóa Việt Nam sử dụng mã vạch EAN 13 chữ số, vì vậy, bài viết này, chúng tôi hướng dẫn cách đọc mã vạch với loại mã vạch này.
Mã số EAN – 13 gồm 13 con số cấu tạo từ trái sang phải như sau:
- Mã quốc gia: 2 hoặc 3 chữ số đầu. Mã quốc gia do tổ chức mã số vật phẩm quốc tế cấp cho các quốc gia là thành viên của tổ chức này. Mã số quốc gia của Việt Nam là 893. Phía dưới sẽ đính kèm danh sách mã quốc gia của các nước trên thế giới.
- Mã doanh nghiệp: có thể gồm 4, 5 hoặc 6 chữ số. Mã doanh nghiệp do tổ chức mã số vật phẩm quốc gia cấp cho các nhà sản xuất là thành viên của họ. Ở Việt Nam, mã doanh nghiệp do EAN – VN cấp cho các doanh nghiệp thành viên của mình.
- Mã mặt hàng: có thể là năm, bốn hoặc ba chữ số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp. Mã mặt hàng do nhà sản xuất quy định cho hàng hóa của tổ chức mình. Nhà sản xuất phải đảm bảo mỗi mặt hàng chỉ có một mã số, không đuộc có bất kỳ sự nhầm lẫn, trùng nhau nào.
- Số cuối cùng là số kiểm tra hay còn gọi là số C. Đây là một con số được tính dựa vào 12 con số trước đó, dùng để kiểm tra việc ghi đúng những con số nói trên.
Như vậy, để xác định xuất xứ sản phẩm thì chỉ cần 3 chữ số đầu tiên trong mã vạch. Đối chiếu với bảng mã số mã vạch trên, quý độc giả có thể xác định ngay được quốc gia xuất khẩu hàng hóa đó.
Xác định mã vạch 899 của quốc gia nào?
Dựa theo bảng mã số sản phẩm chúng ta dễ dàng nhận thấy mã vạch 899 là của Indonexia. Vì vậy các sản phẩm có mã vạch bắt đầu bằng 3 con số 899 sẽ là những sản phẩm có xuất xứ từ Indonexia.
Tuy nhiên có một số trường hợp rất khó xác định xuất xứ của một mặt hàng. Vì có thể mặt hàng đó do công ty ở một quốc gia nhập khẩu hàng của quốc gia khác và sau đó xuất khẩu sang nước khác thì mã vạch hiển thị xuất xứ của hàng hóa là quốc gia tiến hành nhập khẩu mà không phải là quốc gia có hàng được nhập khẩu.
Xem thêm: Đọc mã vạch chi tiết nhất chỉ trong vài phút
Trong trường hợp này nếu như cần thiết có thể kiểm tra thêm thông tin về doanh nghiệp để thông tin được chính xác hơn. Ví dụ, một công ty Anh nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc sau đó xuất khẩu ra nước khác thì mã vạch hiển thị xuất xứ của hàng hóa đó là từ Anh chứ không phải là Trung Quốc.
Theo sau 3 con số 899 là các số về mã doanh nghiệp, hàng hóa và số kiểm tra. Các số thể hiện cho mỗi loại hàng hóa khác nhau. Nhưng tóm lại cứ mặt hàng nào có 3 số 899 ở đầu mã vạch thì đó là sản phẩm xuất xứ từ Indonexia.
Trên thị trường hiện nay chúng ta rất dễ bắt gặp các mặt hàng có xuất xứ từ Indonexia.
Cách xác định hàng chuẩn Indonexia thông qua mã số, mã vạch
Mặc dù cứ có mã vạch 899 xác định là sản phẩm xuất xứ từ Indonexia nhưng trong thực tiễn vẫn có trường hợp làm hàng trôi nổi. Vì vậy các chuyên gia chứng nhận iCheck hướng dẫn quý bạn đọc xác định hàng thật giả qua số C.
Chúng ta xác định số C như sau:
- Từ phải sang trái, cộng tất cả các con số ở vị trí lẻ (trừ số kiểm tra)
- Nhân kết quả bước 1 với 3
- Cộng giá trị của các con số còn lại
- Cộng kết quả bước 2 với bước 3
- Lấy bội số của 10 lớn hơn và gần kết quả bước 4 nhất trừ đi kết quả bước 4, kết quả là sô kiểm tra.
Tuy nhiên nhiều khi việc bản tính toán theo cách thủ công trên sẽ mất thời gian nên hiện nay có ứng dụng truy xuất mã vạch hàng hóa mà quý khách có thể thực hiện tra cứu trực tiếp, kết quả nhanh chóng.
Quý khách chỉ cần tải ứng dụng iCheck Scanner sau đó gõ 13 chữ số vào ô trống hoặc scan trực tiếp mã vạch sẽ nhận được kết quả ngay lập tức. Kết quả bao gồm:
- Tên sản phẩm đầy đủ
- Loại sản phẩm (màu sắc, mã màu, mã số sản phẩm)
- Tên công ty / thương hiệu
- Nơi sản xuất, địa chỉ công ty sản xuất, quốc gia
- Mô tả sản phẩm
- Các trang thương mại điện tử đang có bán sản phẩm + Link
- Hình ảnh demo của sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Danh mục các sản phẩm liên quan
- Review của khách hàng về sản phẩm đó
- Ngày sản xuất, hạn sử dụng…
Tuy nhiên thực tế hiện nay hiện tượng làm giả mã vạch xuất hiện khá phổ biến. Do vậy ngoài mã vạch khi kiểm tra hàng hóa chúng ta cũng cần lưu ý đến các yếu tố khác như: kiểm tra hóa đơn chứng từ, tem chống hàng giả, thông tin nhãn phụ bằng Tiếng Việt đối với hàng nhập khẩu, độ bóng, sắc cạnh của các đường viền, logo, vỏ bao bì, nội dung, bố cục,….của sản phẩm phải được chi tiết, rõ ràng.