- Công dụng của Qr là gì?
- Mã Qr có bắt buộc phải hai màu đen trắng?
- Mã Qr tạo online có bị hết hạn sử dụng không?
- Phải làm gì khi không quét được mã Qr code
- Tại sao có nhiều mã Qr code nhưng lại chứa chung một thông tin?
- Các kích thước chấm và ô vuông luôn bằng nhau phải không?
- Làm cách nào để người khác thấy được thông tin bạn muốn truyền tải
- Qr code có bị ảnh hưởng gì khi thay đổi kích thước không?
- iCheck ứng dụng Qr code vào các giải pháp gì?
Trước khi giải đáp các thắc mắc, ta vẫn nên nói lại định nghĩa của mã Qr code cho bạn đọc dễ tỏ tường hơn trong những câu hỏi bên dưới.
Hiều đơn giản, QR Code (Quick response code) tạm dịch là "Mã phản hồi nhanh", chính là dạng mã vạch hai chiều, dùng để mã hóa một dạng thông tin nào đó. QR code được sử dụng khá phổ biến trên thế giới từ nhiều năm qua và được ứng dụng nhiều nhất trong việc nhận diện thương hiệu hoặc danh tính cá nhân.
Công dụng của Qr là gì?
Qr code có chức năng truyền tải các thông tin từ người dùng đến smarphone. Dù không thể chứa cùng lúc nhiều loại thông tin trong một mã QR, nhưng bạn lại có thể chọn để chứa rất nhiều loại thông tin khác nhau. Những thông tin này có thể là lịch sự kiện, giá cả, hình ảnh, địa chỉ web, địa chỉ mail, hồ sơ về doanh nghiệp, vị trí địa lý, tin nhắn…..
Chúng hoạt động giống như mã vạch UPC cấp cao và có thể đọc được bằng máy, có thể sử dụng được trên bao bì sản phẩm, biển quảng cáo, biển hiệu, card visit hay tờ rơi và được dùng để theo dõi sản phẩm và xác định các loại hàng hóa.
Mã Qr có bắt buộc phải hai màu đen trắng?
Không, chúng không bị bắt buộc bởi tông mùa nào cả, dịch vụ tạo mã qr cho sản phẩm tại iCheck cho phép các doanh nghiệp được chọn màu bất kì thay vì chỉ có đen và trắng, thậm chí một số nơi mã Qr code còn được lồng vào cả hình ảnh để tạo ấn tượng.
Mã Qr tạo online có bị hết hạn sử dụng không?
Câu trả lời là không. Dù có thể dùng công cụ trực tuyến để tạo ra mã QR, nhưng đây không phải là dịch vụ lưu trữ thông tin trực tuyến. Thông tin được mã hóa và lưu trực tiếp trong chính hình ảnh của mã. Vì vậy, cho dù theo thời gian, nếu dịch vụ hỗ trợ tạo mã QR trực tuyến có bị "sập tiệm", song chỉ cần hình ảnh trên mã QR còn nguyên vẹn thì thông tin cũng sẽ tồn tại mãi mãi với bộ mã đó.
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyên bạn là không nên thực hiện việc tạo mã online từ các phần mềm tạo mã miễn phí, bởi các chức năng trên mã Qr code sẽ bị giới hạn rất nhiều và rất dễ xảy ra trường hợp bị đánh cắp thông tin từ những hacker chuyên nghiệp.
Phải làm gì khi không quét được mã Qr code
Cũng giống như thắc mắc tại sao mã vạch không được, có rất nhiều lý do giải thích cho câu hỏi này. Khi gặp trường hợp trên chúng ta nên bình tĩnh và thử thực hiện các cách giải quyết sau đây:
- Thử tải một ứng dụng check code khác, rất có thể ứng dụng bạn đang quét không tương thích với mã Qr.
- Thay đổi môi trường quét mã, ra một chỗ có ánh sáng tốt hơn chẳng hạn.
- Dịch chuyển khoảng cách giữa ống máy Camera và mã qr ra xa hoặc lại gần. Nhiều người nghĩ rằng đưa mã Qr ra xa camera thì có thể chụp được toàn bộ mã nhưng chính điều này lại gây khó khăn trong quá trình nhận diện thông tin.
- Dùng những thiết bị khác nhau, như iPad, iPhone, hay điện thoại Android.
Tại sao có nhiều mã Qr code nhưng lại chứa chung một thông tin?
Đó là do khả năng dự phòng và sửa lỗi của QR Code. Thật ra thì có đến bốn mức độ khôi phục lỗi trong một mã QR, khi nó được tạo ra. Mỗi mức độ khôi phục sẽ đưa thêm một lượng dữ liệu dự phòng vào trong phần nội dung, để đảm bảo thông tin vẫn được cung cấp đầy đủ, khi hình ảnh bảng mã bị hỏng ở một tỷ lệ nhất định. Bốn cấp độ sẽ là:
- Cấp độ L: cho phép hình ảnh mã hư hại 7%.
- Cấp độ M: cho phép hình ảnh mã hư hại 15%.
- Cấp độ Q: cho phép hình ảnh mã hư hại 25%.
- Cấp độ H: cho phép hình ảnh mã hư hại 30%.
Một số vấn đề cần quan tâm về mức độ dự phòng hư hỏng:
- Mức độ dự phòng lỗi càng thấp, hình ảnh càng đơn giản, và bạn có thể in nó với kích thước nhỏ, mà vẫn rõ nét và dễ đọc.
- Mức độ dự phòng lỗi càng cao, hình ảnh càng phức tạp, và gây khó cho chương trình quét.
- Bạn chỉ nên chọn mức độ L hoặc M để có sự cân bằng giữa việc dự phòng lỗi, và sự rắc rối của mã QR được tạo ra.
- Chính vì có sự khác biệt về cách chọn lựa mức độ dự phòng, nên các chương trình tạo mã QR khác nhau sẽ có thể tạo ra các hình ảnh mã QR hoàn toàn khác nhau, dù chứa cùng một nội dung giống hệt
Các kích thước chấm và ô vuông luôn bằng nhau phải không?
Nhận định nầy là... sai. Tuỳ thuộc vào dung lượng thông tin nạp vào ít hay nhiều, mã QR Code có thể được vẽ ra bởi các hình vuông to, hay các điểm chấm cực kỳ nhỏ. Thông tin càng nhiều thì những mã "ngoằn ngoèo" càng nhiều chi chít, tới mức trông như... "một miếng đen thui" vậy.
Làm cách nào để người khác thấy được thông tin bạn muốn truyền tải
Để người đọc có thể thấy được thông tin mà bạn muốn truyền đạt, trước tiên bạn phải có một mã Qr của riêng mình (không trùng với bất kì đơn vị, cá nhân nào khác). Sau khi đã có mã trong tay bạn cần tìm tới một dịch vụ thông tin thương phẩm, dịch vụ này cho phép bạn biến một hình ảnh Qr code bình thường thành một loại tem có thể truy xuất thông tin hàng hóa trên các ứng dụng check code điện thoại.
Lúc này, bạn đã hoàn tất quá trình đẩy dữ liệu mà mình mong muốn vào mã Qr, bạn có thể sử dụng chúng ở mọi nơi và gửi cho mọi người từ việc đưa lên Facebook, trang web, làm hình ảnh đại diện, gửi email, đưa lên các trang chia sẻ ảnh, hay thậm chí là in nó ra trên giấy rồi chuyền cho người khác bằng... tay.
Qr code có bị ảnh hưởng gì khi thay đổi kích thước không?
Chẳng hề thay đổi gì cả, kích thước mã Qr code có là bao nhiêu thì lượng dữ liệu được trữ trong nó vẫn cứ là “vô hạn”. Thay vì bị ảnh hưởng bởi kích thước thì Qr code sẽ có chất lượng kém hơn khi độ sắc nét không đạt yêu cầu hoặc vị trí scan mã bị gần/xa quá.
iCheck ứng dụng Qr code vào các giải pháp gì?
Với riêng iCheck, Qr code được “biến thể” ra rất nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp có công cụ quản lý hàng hóa, sản xuất kinh doanh và định hình thương hiệu. Tính đến thời điểm hiện tại, iCheck đã cho ra đời 4 giải pháp:
- Tem chống giả Qr code
- Tem truy xuất nguồn gốc Qr code
- Tem truy xuất thông tin sản phẩm
- Tem bảo hành điện tử
- Tem chống tràn hàng
Doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu các dịch vụ có thể để lại bình luận dưới bài viết hoặc liên hệ hotline 090.219.5488 để được tư vấn.
Tôi tin chắc rằng sau khi đã hiểu qua, các bạn sẽ tiếp tục hỏi nhiều điều khác về mã Qr code. Đừng ngại ngần mà không đặt câu hỏi, iCheck sẽ cùng bàn giải đáp tất cả các thắc mắc còn giang dở vê loại mã này.
Tin cũ hơn
Có nên ứng dụng công nghệ blockchain cho truy xuất nguồn gốc?
Muốn sử dụng mã nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ theo những quy tắc nào?
“Vạch mặt” hàng Trung Quốc kém chất lượng bằng cách nào?
Những câu hỏi thường gặp về truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Mã EAN là gì, công dụng của mã EAN trong hoạt động sản xuất kinh doanh?
LSWiFiKEYQR://请使用 WiFi 大师扫一扫,
q10vfCBfktGwviXft5tpmPK3wn4wkvml9C%2BOP4SW0FNcs14SuHjCqOzC3jjCRZFVI0