Địa Chỉ Tầng 12 toà nhà Diamond Flower, số 48 Lê Văn Lương, khu đô thị mới N1, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Mã vạch (Barcode) chính là sự thể hiện thông tin của hàng hóa, sản phẩm qua những vạch đen nhỏ có trên sản phẩm, sử dụng thiết bị quét quang học có thể đọc được mã vạch.

 

Nếu để ý bạn sẽ thấy mã vạch có ở khắp mọi nơi, rất quen thuộc, và tưởng chừng như chúng có một hình thù và không có ý nghĩa gì. Thực ra, mã vạch bao gồm rất nhiều chủng loại tùy theo dung lượng, dạng thức, mục đích mã hóa thông tin. Tìm hiểu về chủng loại đăng ký mã vạch ngay dưới đây cùng iCheck.

1. Các loại mã vạch phổ biến 

Tùy theo lượng thông tin và dạng thức mã hóa và mục đích sử dụng mà người ta chia làm nhiều loại mã vạch.

ma-vach-gom-nhieu-chung-loai

Mã vạch gồm khá nhiều chủng loại khác nhau

- UPC (Universal Product Code) 

Đây là loại ký hiệu mã hóa dùng cho ngành công nghiệp thực phẩm, nhằm gán mã số không trùng lặp cho từng sản phẩm. Mã vạch UPC bao gồm 2 phần: phần mã vạch cho máy đọc và phần số dành cho con người đọc. Phần số bao gồm 12 ký số, không chứa ký tự và mỗi sản phẩm có 1 mã số riêng biệt.

  • Ký số thứ 1: Số đầu tiên được gọi là ký số của hệ thống số, nằm trong phạm vi của 7 con số định nghĩa rõ ràng cho từng chủng loại sản phẩm.

  • 5 ký số thứ 2: bao gồm mã người bán (Vendor code), mã doanh nghiệp, mã nhà sản xuất (Manufacturer code). Vì vậy, 5 ký số này có thể đọc được xuất xứ của hàng hóa.

  • 5 ký số kế tiếp: là 5 ký số do người bán gán cho sản phẩm của mình, họ tự tạo ra theo ý riêng của mình để mã hóa sản phẩm.

  • Ký số cuối cùng: Kiểm tra, xác nhận danh tính chính xác của bộ số UPC. Bởi vì bộ ký UPC được phát triển thành nhiều version như UPC-A, UPC-B, UPC-C, UPC-D và UPC-E và UPC-A được coi như phiên bản chuẩn của mã vạch UPC. Chủng loại mã này vẫn được được sử dụng tại Hoa Kỳ và Bắc Mỹ.

- EAN (European Article Number)

EAN là chủng loại mã vạch được phát triển và cải tiến thêm từ mã vạch UPC. EAN có cách mã hóa giống hệt UPC nhưng nó chỉ gồm 13 ký số trong đó có 2 hoặc 3 ký số đầu là mốc biểu thị nước xuất xứ.

dang-ky-ma-vach-ean13-cho-san-pham

Đăng ký mã vạch EAN-13 cho sản phẩm

EAN có thêm một biến thể khác đó là JAN (Japanese Article Number) của Nhật Bản. EAN được phát triển với mã quốc gia nên được lưu thông trên toàn cầu. 

2. Một số loại mã vạch khác 

mot-so-loai-barcode-thong-dung

Một số loại Barcode thông dụng khác 

Một số loại barcode thông dụng khác được kể đến  Code93, Code39, Code128-a, hibc…

- Code 39

Code 39 được phát triển sau mã vạch UPC và EAN. Đây là ký hiệu số thông dụng nhất đang được sử dụng, nó không có chiều dài cố định như 2 chủng loại trên, nên hoàn toàn lưu được nhiều lượng thông tin bên trong.

Code 39 linh hoạt và sử dụng nhiều trong sản xuất và bán lẻ. Bộ ký tự của code 39 khi mã hóa bao gồm tất cả chữ hoa, ký số từ 0 - 9 và 7 ký tự đặc biệt khác. 

- Code 93 

Xem thêm: Ứng dụng đăng ký mã vạch sản phẩm trong quản lý sản xuất

Đây là loại mã vạch được phát triển và cải tiến của code 39. Code 93 sử dụng đầy đủ ký tự của bảng mã ASCII bằng cách sử dụng các ký tự kết hợp thiết kế có mật mã cao hơn và an toàn hơn. 

Code 93 được phát minh bởi Intermec, code 93 được xây dựng từ 9 module rộng, xác định 5 ký tự đặc biệt là ký tự động/dừng. Code 93 có khả năng lưu trữ thông tin hơn trong một khoảng thời gian nhỏ hơn so với các chủng loại đăng ký mã vạch khác.

Trên đây là một vài kiến thức về các chủng loại đăng ký mã vạch. iCheck hy vọng bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về các loại barcode hiện nay. Nếu có mong muốn đăng ký mã vạch, vui lòng liên hệ iCheck để nhận được tư vấn của chúng tôi nhé.

Bình luận
Gửi ảnh Gửi
Chưa có bình luận
Mới nhất Quan tâm nhất
0 10 1